Tinh gọn LEAN: Hướng dẫn đào tạo nâng cao năng suất
Hệ thống sản xuất tinh gọn là gì? Lean manufacturing là gì?
Lean Manufacturing - Sản xuất tinh gọn là tổ hợp các phương pháp, hiện đang được áp dụng ngày càng rộng rãi trên khắp thế giới, nhằm loại bỏ lãng phí và những bất hợp lý trong quá trình sản xuất, để có chi phí thấp hơn và tính cạnh tranh cao hơn đối thủ của người sản xuất. Tăng khả năng đáp ứng một cách linh hoạt những yêu cầu luôn biến động và ngày một khắt khe của khách hàng.
Hệ thống sản xuất tinh gọn LEAN đã vượt ra khỏi ranh giới các ngành công nghiệp sản xuất truyền thống để mở rộng ra các lĩnh vực cung cấp dịch vụ, chẳng hạn chăm sóc sức khỏe, bán lẻ, du lịch, ngân hàng, văn phòng, bệnh viện, những cơ quan hành chính.
Mục tiêu của sản xuất tinh gọn
Mô hình sản xuất tinh gọn Lean nhắm đến mục tiêu là cùng với một mức sản lượng đầu ra nhưng sản lượng đầu vào thấp hơn, ít thời gian hơn, ít nhân công, máy móc hơn,…cụ thể là:
Giảm thời gian quy trình và chu kỳ sản xuất bằng cách giảm tối đa thời gian chờ đợi giữa các công đoạn.
Cải thiện cách bố trí nhà máy dựa trên việc sắp xếp, lưu chuyển nguyên vật liệu hiệu quả.
Giảm những nguồn lực cần cho việc kiểm tra chất lượng.
Quan hệ gần gũi hơn số lượng nhà cung cấp ít hơn, chất lượng tốt hơn và đáng tin cậy hơn.
Sử dụng việc trao đổi thông tin điện tử với nhà cung cấp và khách hàng.
Hợp lý hóa tổng thể sản phẩm để loại bỏ những mẫu sản phẩm và biến thể ít mang lại giá trị tăng thêm cho khách hàng.
Thiết kế những sản phẩm với ít thành phần hơn và phổ biến hơn, phù hợp với yêu cầu tùy biến của khách hàng.
Lợi ích của Sản xuất Tinh gọn (Lean Manufacturing)
Lợi ích của Lean
Lợi ích của Lean sẽ tùy thuộc vào quy mô, mô hình sản xuất và mức độ thành công khi áp dụng tại từng doanh nghiệp nhưng nhìn chung thì khi áp dụng Lean, doanh nghiệp sẽ giảm được chi phí tồn kho, tăng năng suất và tính linh hoạt, loại bỏ hao phí, tăng chất lượng sản phẩm và nâng cao tinh thần nhân viên.
Giảm chi phí tồn kho: Nhờ vào việc giảm thiểu tồn kho ở các công đoạn sản xuất cũng như mua ít nguyên liệu thô ở đầu vào mà doanh nghiệp sẽ giảm thiểu được chi phí tồn kho cũng như chi phí cho việc quản lý kho cũng ít dần đi.
Loại bỏ hao phí: Thông qua các công cụ Lean, quá trình sản xuất sẽ cắt giảm được nhiều loại hao phí trong quá trình sản xuất như:
- Chờ đợi
- Tồn kho
- Giảm số lượt di chuyển không cần thiết, kém hiệu quả trong quá trình sản xuất
- Vận chuyển
- Hàng lỗi (cần sửa chữa và xử lý lại)
- Sản phẩm/ dịch vụ bị khách hàng từ chối
- Sản xuất dự/ vượt nhu cầu của khách hàng
Tăng chất lượng sản phẩm: Dây chuyền di chuyển từng bộ phận sẽ cho phép công nhân xác định những bộ phận lỗi trước khi sản phẩm được sản xuất số lượng lớn. Người lao động được trao quyền để ngừng sản xuất và khắc phục nếu phát hiện ra lỗi chất lượng trong quá trình sản xuất. Thông qua mô hình này, chất lượng sản phẩm sẽ được nâng cao một cách đáng kể.
Ngoài ra, bằng việc cắt giảm được những lãng phí trong sản xuất cũng sẽ cho phép doanh nghiệp tập trung nhiều hơn vào việc nâng cao chất lượng sản phẩm.
Nâng cao tinh thần nhân viên: Khi áp dụng Lean, người lao động sẽ được trao quyền tham gia vào các hoạt động cải tiến chất lượng sản phẩm và điều này góp phần nâng cao tinh thần cống hiến của họ.
Tăng năng suất làm việc: Bằng việc cắt giảm những công việc không cần thiết cũng như loại bỏ thời gian nhà rỗi của công nhân thì năng suất lao động sẽ được cải thiện đáng kể.
Tăng tính linh hoạt: Thông qua Lean, doanh nghiệp có thể sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau một cách linh động với chi phí và thời gian chuyển đổi thấp.
6 nguyên tắc “vàng” trong mô hình quản lý Lean Manufacturing
Nhận thức về sự lãng phí: Nhận thức về việc nên và không nên làm để tăng thêm giá trị từ góc độ khách hàng. Bất kỳ vật liệu, quy trình hoặc tính năng nào không phù hợp theo quan điểm của khách hàng đều được coi là dư thừa và cần loại bỏ.
Chuẩn hóa quy trình: Thực hiện các hướng dẫn chi tiết cho sản xuất. Nó nêu rõ nội dung, trình tự, thời gian và kết quả cho tất cả các hoạt động được thực hiện bởi công nhân. Điều này giúp loại bỏ sự khác biệt trong cách thức thực hiện công việc của họ.
Quy trình liên tục: Thực hiện một quy trình sản xuất liên tục, không bị tắc nghẽn, gián đoạn, đi đường vòng, hoặc phải chờ đợi. Khi triển khai thành công, thời gian chu kỳ sản xuất sẽ giảm tới 90%.
Sản xuất “pull”: Còn được gọi là Just-in-time (JIT), Sản xuất “kéo” chủ trương chỉ sản xuất những gì cần thiết. Sản xuất diễn ra chịu sự chi phối của các công đoạn sau, nên mỗi phân xưởng chỉ sản xuất theo yêu cầu của công đoạn tiếp theo.
Chất lượng tại nguồn: Nhằm mục đích loại bỏ lãng phí tại nguồn và việc kiểm soát chất lượng được thực hiện bởi công nhân như một phần công việc trong quy trình sản xuất.
Cải tiến liên tục: Sản xuất tinh gọn đòi hỏi phải phấn đấu cho sự hoàn hảo bằng cách liên tục loại bỏ những lãng phí khi chúng được phát hiện. Điều này cũng đòi hỏi sự tham gia tích cực của người lao động vào quá trình cải tiến liên tục.
Đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin về chương trình và khóa học phù hợp với nhu cầu của bạn.
Công ty TNHH STI Việt Nam
- Địa chỉ: Phòng 8A, Tầng 8, Toà nhà hỗn hợp Sông Đà, 131 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
- MST: 0107386162
- Điện thoại: 0989.770.795
- Email: contact@stivina.com
- Website: https://stivina.com/
Sẽ có những lợi ích đáng kinh ngạc khi áp dụng sản xuất tinh gọn tại doanh nghiệp của bạn - giảm lãng phí, tăng năng suất và nâng cao chất lượng sản phẩm. Bên cạnh đó, chương trình tư vấn Lean Manufacturing của STI sẽ mang lại sự tư vấn chuyên sâu và hướng dẫn chi tiết cho doanh nghiệp của bạn. Hãy tham gia khóa học này ngay và trở thành một chuyên gia về sản xuất tinh gọn!