Chứng nhận hệ thống ISO 45001: Điều gì bạn cần biết?
Tiêu chuẩn ISO 45001 - Hệ thống quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp
Các hoạt động của một doanh nghiệp có thể tạo ra nguy cơ chấn thương hoặc tai nạn nghề nghiệp, và có thể dẫn đến sự suy giảm sức khỏe nghiêm trọng, thậm chí gây tử vong cho những người làm việc. Vì vậy, doanh nghiệp đó phải loại bỏ hoặc giảm thiểu các rủi ro về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp của mình bằng cách thực hiện các biện pháp phòng ngừa thích hợp. Hệ thống quản lý ISO 45001 áp dụng vào tổ chức có thể ngăn ngừa sự cố chủ động cải thiện kết quả hoạt động sản xuất.
Tiêu chuẩn ISO 45001 là gì?
Tiêu chuẩn ISO 45001 là tiêu chuẩn quốc tế quy định các yêu cầu về hệ thống quản lý sức khỏe và an toàn lao động (Occupational Health and Safety - OH & S), cùng với cách hướng dẫn sử dụng cho phép tổ chức chủ động cải thiện hiệu suất trong việc phòng ngừa thương tích và thiệt hại sức khỏe nghề nghiệp.
ISO 45001 đưa ra các yêu cầu nhằm xây dựng một hệ thống kiểm soát an toàn lao động và vệ sinh sức khỏe áp dụng cho mọi loại hình doanh nghiệp trên thế giới, đồng thời phù hợp hơn với xu thế hội nhập kinh tế toàn cầu.
Đặc điểm của bộ ISO 45001:2018
- Tiêu chuẩn ISO 45001 không đưa ra tiêu chí cụ thể về công tác quản lý an toàn sức khỏe nghề nghiệp;
- Tiêu chuẩn ISO 45001 không giải quyết các vấn đề một các cụ thể như an toàn sản phẩm, thiệt hại tài sản hoặc các tác động môi trường, và tổ chức không cần phải tính đến những vấn đề này trừ khi chúng cho thấy có rủi ro đối với người lao động;
- Tiêu chuẩn ISO 45001 không nhằm mục đích là một tài liệu ràng buộc về mặt pháp lý, mà nó là một công cụ quản lý để các tổ chức có quy mô vừa và nhỏ trở lên sử dụng một cách tự nguyện nhằm loại bỏ hoặc giảm thiểu rủi ro gây hại
Mục đích của hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp
Mục đích của hệ thống quản lý An toàn và Sức khỏe nghề nghiệp là đưa ra khuôn khổ quản lý rủi ro. Các kết quả của hệ thống nhằm đưa ra biện pháp ngăn ngừa thương tích và sức khỏe yếu kém trong công việc cho người lao động, cung cấp cho họ nơi làm việc an toàn, lành mạnh.
Ngoài ra, áp dụng ISO 45001 có thể hỗ trợ tổ chức hoàn thành các yêu cầu pháp lý và các yêu cầu khác về an toàn và sức khỏe người lao động.
Các yêu tố để xây dựng hệ thống ISO 45001 thành công
Việc thực hiện và duy trì hệ thống quản lý ATVSLĐ, hiệu lực và khả năng của hệ thống trong việc đạt được kết quả dự kiến phụ thuộc vào một số các yếu tố chính có thể bao gồm:
a) Sự lãnh đạo, cam kết, trách nhiệm và trách nhiệm giải trình của lãnh đạo cao nhất.
b) Lãnh đạo cao nhất xây dựng, dẫn dắt và thúc đẩy văn hóa trong tổ chức hỗ trợ các đầu ra dự kiến của hệ thống quản lý ATVSLĐ.
c) Trao đổi thông tin.
d) Tham vấn và tham gia của người lao động, và đại diện người lao động, nếu có.
e) Phân bổ nguồn lực cần thiết để duy trì hệ thống.
f) Chính sách ATVSLĐ, phù hợp với mục tiêu và định hướng chiến lược tổng thể của tổ chức.
g) (Các) quá trình có hiệu lực để nhận diện mối nguy, kiểm soát các rủi ro ATVSLĐ và tận dụng các cơ hội ATVSLĐ.
h) Liên tục theo dõi và đánh giá kết quả thực hiện hệ thống quản lý ATVSLĐ để cải tiến kết quả thực hiện ATVSLĐ.
i) Tích hợp hệ thống quản lý ATVSLĐ vào các quá trình chủ chốt của tổ chức.
j) Mục tiêu ATVSLĐ nhất quán với chính sách ATVSLĐ và tính đến đến các mối nguy của tổ chức, các rủi ro và cơ hội ATVSLĐ.
k) Tuân thủ các yêu cầu pháp lý và yêu cầu khác.
Phạm vi áp dụng
Tiêu chuẩn ISO 45001 quy định các yêu cầu đối với hệ thống quản lý an toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ), và đưa ra hướng dẫn cho việc sử dụng tiêu chuẩn, giúp tổ chức cung cấp nơi làm việc đảm bảo an toàn và sức khỏe, thông qua việc ngăn ngừa chấn thương và bệnh tật liên quan đến công việc, cũng như chủ động cải tiến kết quả thực hiện ATVSLĐ của tổ chức.
ISO 45001:2018 có thể áp dụng cho mọi tổ chức mong muốn thiết lập, thực hiện và duy trì hệ thống quản lý ATVSLĐ nhằm cải tiến an toàn, vệ sinh lao động, loại bỏ mối nguy và giảm thiểu rủi ro ATVSLĐ (kể cả các khiếm khuyết hệ thống), tận dụng các cơ hội ATVSLĐ, và giải quyết sự không phù hợp của hệ thống quản lý ATVSLĐ liên quan đến các hoạt động của mình.
Làm thế nào để chuyển đổi chứng nhận ISO 45001?
Điều quan trọng là bạn phải bắt đầu chuẩn bị cho việc chuyển đổi sớm nhất có thể; đợi đến thời điểm hết hạn có thể sẽ khiến bạn gặp rủi ro. Việc thực hiện đánh giá khoảng cách sẽ cho biết bạn cần ưu tiên những gì.
Sau đó, bạn cần đảm bảo rằng bạn đã nhận được sự đào tạo phù hợp. Cuối cùng, bạn phải chứng minh rằng bạn đã thực hiện ISO 45001 ít nhất 3 tháng trước khi đánh giá chuyển đổi đồng thời hoàn thành đánh giá nội bộ và đánh giá của ban lãnh đạo.
Bạn cũng sẽ cần thời gian sau khi đánh giá chuyển đổi để thực hiện bất kỳ hành động khắc phục nào trước khi có thể đưa ra khuyến nghị chứng nhận.
Giấy chứng nhận ISO 45001 có hiệu lực bao lâu?
Hiệu lực của giấy chứng nhận ISO 45001 cũng giống như những chứng nhận ISO khác (ISO 9001, ISO 14001…) là 3 năm kể từ ngày cấp chứng nhận (có ghi rõ trên giấy chứng nhận). Tuy nhiên, để đảm bảo tính liên tục của hiệu lực giấy chứng nhận ISO 45001, trong thời hạn 3 năm đó, doanh nghiệp phải duy trì và áp dụng tiêu chuẩn ISO 45001:2018.
Tổ chức chứng nhận sẽ tiến hành đánh giá giám sát định kỳ với tần suất không quá 12 tháng/1 lần.
Đừng ngần ngại liên hệ với đội ngũ tư vấn viên của chúng tôi để tìm hiểu thêm thông tin về chương trình và khóa học phù hợp với nhu cầu của bạn.
Công ty TNHH STI Việt Nam
- Địa chỉ: Phòng 8A, Tầng 8, Toà nhà hỗn hợp Sông Đà, 131 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
- MST: 0107386162
- Điện thoại: 0989.770.795
- Email: contact@stivina.com
- Website: https://stivina.com/
Trên hành trình của sự phát triển và tiến bộ, sức khỏe và an toàn nghề nghiệp luôn là điều không thể thiếu. Với sự xuất hiện của Tiêu chuẩn ISO 45001, việc quản lý an toàn và sức khỏe nghề nghiệp trở nên tối ưu hơn bao giờ hết. ISO 45001 không chỉ là một công cụ quản lý hiệu quả mà còn là một lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Vì vậy, hãy không bỏ qua cơ hội để áp dụng ISO 45001 trong các hoạt động sản xuất kinh doanh của bạn.