CÔNG TY TNHH STI VIỆT NAM

Năng suất - Chất lượng - Giao thương
Chứng nhận hệ thống

Chứng nhận VietGAP

22/07/2024 41

VietGAP (Vietnamese Good Agricultural Practices) là một tiêu chuẩn hay quy phạm quy định về thực hành sản xuất nông nghiệp tốt ở Việt Nam do Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn ban hành. Tiêu chuẩn VietGAP được thực hiện theo TCVN 11892-1:2017 được xây dựng và ban hành bởi Tổng cục Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ.

TCVN 11892-1:2017 đưa ra các yêu cầu cụ thể nhằm đảm bảo sản phẩm nông nghiệp đạt chất lượng cao, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường và đảm bảo sức khỏe cho người lao động.

 

VietGAP được quy định áp dụng cho 3 lĩnh vực:

  • Lĩnh vực trồng trọt: Căn cứ theo TCVN 11892-1:2017, VietGAP trồng trọt áp dụng cho các hoạt động trồng trọt, canh tác các sản phẩm nông sản nguồn gốc thực vật như rau củ quả, trái cây, chè búp tươi, khoai sắn, lúa, cà phê, điều…
  • Lĩnh vực chăn nuôi: Căn cứ theo quyết định số 4653/QĐ-BNN-CN VietGAP chăn nuôi hay còn được gọi là VietGAHP áp dụng cho các đối tượng vật nuôi như gia cầm, lợn, bò, sữa, ong và các sản phẩm từ ong…
  • Lĩnh vực thủy sản: Áp dụng với các đối tượng động vật thủy sản và thực vật thủy sản như cá tra, cá rô phi, tôm sú… với mục đích làm thực phẩm cho con người.

 

Các yêu cầu cơ bản trong tiêu chuẩn VietGAP, gồm:

  • Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất;
  • Quản lý Giống và gốc ghép;
  • Quản lý đất và giá thể:
  • Quản lý Phân bón và chất phụ gia;
  • Quản lý Nước tưới cho cây trồng;
  • Quản lý Hóa chất (gồm phân vô cơ và thuốc bảo vệ thực vật);
  • Quản lý Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch;
  • Quản lý và xử lý chất thải;
  • Quản lý An toàn lao động;
  • Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy xuất nguồn gốc và thu hồi sản phẩm;
  • Kiểm tra nội bộ;
  • Khiếu nại và giải quyết khiếu nại.

 

Quy trình chứng nhận VietGAP

Bước 1: Khảo sát thực trạng ban đầu

Đánh giá hiện trạng của khu vực nuôi trồng (phương pháp canh tác, cách sử dụng nguồn nước, thức ăn, phân bón, mẫu đất và các loại hóa chất, thuốc hỗ trợ...)

Đánh giá ban đầu sẽ đó đưa ra các điểm phù hợp chưa phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP để có kế hoạch xây dựng kế hoạch triển khai cho doanh nghiệp đảm bảo áp dụng VietGAP thành công.

Bước 2: Đào tạo tiêu chuẩn - Xây dựng và vận hành hệ thống theo VietGAP

Thực hiện đào tạo là bước cần thiết để nhân viên có những kiến thức cơ bản về VietGAP như hiểu được lý thuyết về các nguyên tắc cơ bản trong VietGAP và cách thức ghi chép nhật ký.

Xây dựng quy trình, hướng dẫn thực hiện công việc, lập biểu mẫu ghi chép theo yêu cầu của tiêu chuẩn (bao gồm thông tin về trang trại, vùng đất, phương pháp trồng trọt, quản lý nguồn nước và các tài liệu liên quan khác).

Ban hành quy trình hướng dẫn và biểu mẫu và áp dụng vào công việc sản xuất. Trong quá trình thực hiện, phải có hồ sơ lưu trữ làm bằng chứng để truy xuất nguồn gốc.

Bước 3: Đánh giá nội bộ

Doanh nghiệp thường xuyên giám sát, theo dõi người lao động trong việc thực hiện ghi chép biểu mẫu, tự đánh giá đã tuân thủ theo các quy trình ban hành. Từ đó, đưa ra những đánh giá để tự hoàn thiện hệ thống của mình sao cho phù hợp với tiêu chuẩn VietGAP.

Bước 4: Đánh giá cấp chứng nhận VietGAP

Sau khi đảm bảo các nguyên tắc thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP. Doanh nghiệp thực hiện đăng ký chứng nhận với Tổ chức chứng nhận VietGAP. Đoàn chuyên gia sẽ xuống đánh giá thực tế và kết quả kiểm nghiệm sản phẩm đạt yêu cầu, tổ chức chứng nhận sẽ cấp chứng chỉ VietGAP theo TCVN 11892-1:2017.

Lợi ích của áp dụng mô hình VietGAP

Đối với nhà sản xuất: Sản phẩm nông nghiệp đạt tiêu chuẩn VietGAP có chất lượng cao, đảm bảo an toàn thực phẩm, không chứa hóa chất độc hại, đáp ứng yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng và thị trường quốc tế có giá bán cao hơn. Việc áp dụng các phương pháp canh tác tiên tiến và sử dụng hợp lý phân bón, thuốc bảo vệ thực vật giúp giảm chi phí sản xuất. Bên cạnh đó, nhà sản xuất áp dụng VietGAP thường nhận được hỗ trợ từ các chương trình, chính sách của chính phủ và các tổ chức quốc tế về đào tạo, kỹ thuật và tài chính.

Chứng nhận VietGAP là bằng chứng xác đáng khẳng định được tên tuổi và thương hiệu của nhà sản xuất, tạo lợi thế cạnh tranh cho nông sản Việt cũng như giúp doanh nghiệp tiếp cận và mở rộng thêm thị trường mới.

Đối với người tiêu dùng: Sản phẩm đạt chuẩn VietGAP đảm bảo an toàn thực phẩm, không chứa hóa chất độc hại, kim loại nặng và các chất gây hại khác, giúp bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng, tạo ra sự an tâm cho người sử dụng.

Đối với cộng đồng và xã hội: Áp dụng VietGAP giúp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên và duy trì sự đa dạng sinh học. VietGAP góp phần vào sự phát triển bền vững của ngành nông nghiệp, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cả người sản xuất, người tiêu dùng và cộng đồng.

Chứng nhận VietGAP giúp sản phẩm dễ dàng tiếp cận các thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản, tăng cường kim ngạch xuất khẩu, góp phần nâng cao vị thế của nông sản Việt Nam. Việc áp dụng VietGAP là một bước đi quan trọng trong hành trình xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, bền vững và cạnh tranh của Việt Nam.

ĐỐI TÁC - KHÁCH HÀNG

Sự hài lòng của khách hàng là thành công của STI Việt Nam

Applus
Đối tác 01
Đối tác 02
Đối tác 03
Đối tác 04
Đối tác 05
Đối tác 06
Đối tác 08
Đối tác 07
Đối tác 09
Đối tác 10
Đối tác 11
Đối tác 12
Đối tác 13
Đối tác 14
Đối tác 15

STI Việt Nam đồng hành cùng bạn trên chặng đường vươn xa phía trước
Cùng phát triển bền vững & thịnh vượng

Hotline
0989.770.795
back to top